Laocaitv.vn - Sáng ngày 7/4, tại Lào Cai, Ủy Ban các vấn đề xã hội của Quốc hội phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức Tọa đàm khoa học Đề tài cấp Quốc gia về nâng cao hiệu quả giám sát của cơ quan dân cử đối với thực thi chính sách, pháp luật về an sinh xã hội ở Việt Nam. Tham dự Hội thảo có bà Giàng Thị Bình – Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai; Ông Giàng Mạnh Nhà – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai; Lãnh đạo, giảng viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cùng đại diện các ban HĐND, đại diện một số sở, ngành liên quan của tỉnh. Ông Bùi Sỹ Lợi – Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội chủ trì buổi tọa đàm.
Hội thảo được tổ chức nhằm phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu đề tài cấp Nhà nước nâng cao hiệu quả giám sát của cơ quan dân cử đối với việc thực thi chính sách, pháp luật về an sinh xã hội ở Việt Nam. Đây là đề tài nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong việc đổi mới và nâng cao hiệu quả, hiệu lực giám sát của Quốc hội, hội đồng nhân dân đối với thực thi chính sách, pháp luật an sinh xã hội ở nước ta.
Quang cảnh hội thảo.
Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng tham luận, chia sẻ, làm sáng tỏ về giám sát và các hình thức giám sát; Về mô hình của hệ thống an sinh xã hội ở nước ta. Hiện tại, việc thực thi chính sách, pháp luật an sinh xã hội hiện còn nhiều bất cập; Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiếm thất nghiệp còn thấp, tỷ lệ bao phủ trợ giúp xã hội chưa cao. Điều này đang là những thách thức đối với việc thực thi các quy định chính sách, pháp luật an sinh xã hội ở nước ta, đòi hỏi phải tăng cường hoạt động giám sát thực thi chính sách, pháp luật an sinh xã hội trong thực tế.
Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến, chia sẻ của lãnh đạo các sở, ngành ở Lào Cai. Trong đó, làm rõ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giám sát về an sinh xã hội; Việc giải quyết tồn tại sau giám sát; Đề cập thực tế chính sách về an sinh xã hội nhiều, nhưng hiệu quả chưa cao; các chính sách an sinh xã hội mang đậm tính nhân văn, tuy nhiên, nguồn lực thực thi lại hạn chế; Đang có sự bất cập giữa cơ quan ban hành chính sách, cơ quan thực thi chính sách và đối tượng thụ hưởng chính sách.
Thu Hường – Nông Quý
Bình luận
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết