Cán bộ, công chức đi học chỉ là đối phó, làm đẹp hồ sơ?

07:38 11-12-2019 | :337

Laocaitv.vn - Cán bộ, công chức tham gia các khóa đào tạo một cách thụ động, động cơ học tập chủ yếu là để đối phó, có đủ bằng cấp, chứng chỉ qui định.

Yếu tố quyết định tính chuyên nghiệp của nền hành chính là đội ngũ công chức. Tính chuyên nghiệp của nền hành chính đòi hỏi công chức phải hiểu biết và thực hiện có hiệu quả công việc được giao. Thực tiễn đòi hỏi công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, công chức (CBCC) phải có những thay đổi để bắt kịp yêu cầu mới.

Tuy nhiên, theo PGS. TS Nguyễn Minh Phương – Phó Hiệu trưởng Đại học Nội vụ Hà Nội, hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật về đào tạo bồi dưỡng chưa đồng bộ; chưa khuyến khích cán bộ công chức tham gia các khóa đào tạo đáp ứng yêu cầu công việc; cán bộ tham gia một cách thụ động, động cơ học tập chủ yếu là để đối phó, có đủ bằng cấp, chứng chỉ qui định, chứ chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu, mong muốn thực hiện nhiệm vụ, công vụ được tốt hơn.

Chương trình, tài liệu vẫn nặng lý thuyết, phần kỹ năng xử lý tình huống còn hạn chế, thiếu kiến thức và kỹ năng cần thiết đối với từng chức danh. Một số chương trình, tài liệu chưa được cập nhật, thông tin, số liệu còn lạc hậu. Đội ngũ giảng viên của các cơ sở đào tạo bồi dưỡng đông nhưng hạn chế về năng lực, nhất là về kiến thức, kinh nghiệm quản lý Nhà nước và phương pháp giảng. 

Thời gian qua, nhiều cơ quan, đơn vị phải "kêu trời" vì không có người làm việc, cán bộ, công chức phải đi học các lớp để chuẩn hóa tiêu chuẩn chức danh, trong khi học rất nhiều nhưng lại không phục vụ gì cho công việc, chất lượng đội ngũ không hề được nâng lên. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên thừa nhận, nhiều người đi học mà thấy thừa thãi, không muốn nghe.

Chính vì thế, PGS Nguyễn Minh Phương cho rằng, đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ CBCC trước hết là trách nhiệm của cơ quan, đơn vị sử dụng lao động. Vì vậy, việc quyết định ai đi học, học cái gì, học ở đâu cần phải xuất phát từ người học và do thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng lao động quyết định; Cần giảm dần và đổi mới các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch và tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý, tăng cường và đa dạng hóa các chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu công việc.

Còn theo TS Trần Thị Hạnh – Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển, bối cảnh hội nhập đòi hỏi phải bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, nhân cách, đạo đức công vụ cho cán bộ công chức như là một đòi hỏi bức xúc. Thực tế, đội ngũ CBCC nước ta hiện đang còn nhiều hạn chế, yếu kém về nhân cách, phẩm chính trị và đạo đức, lối sống, về trách nhiệm, thái độ, tác phong công vụ và đang còn một khoảng cách nhất định so với đội ngũ nhân lực công của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Trong khi đó, công tác bồi dưỡng, đào tạo bồi dưỡng CBCC của chúng ta chủ yếu mới tập trung vào việc bồi dưỡng đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, mới chú ý đến mặt nâng cao năng lực thực thi công vụ mà còn coi nhẹ việc bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách, đạo đức công vụ cho các đối tượng CBCC.

Tổng kết các vấn đề từ thực tiễn, PGS. TS Nguyễn Bá Chiến, Hiệu trưởng trường Đại học Nội vụ đề xuất mô hình đào tạo CBCC như sau:

An Nhi/VOV.VN


Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết