Laocaitv.vn - Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã tăng cường tuyên truyền, vận động và hướng dẫn để đồng bào thay đổi tư duy, nếp nghĩ, cách làm, giúp cho việc thoát nghèo thực sự bền vững. Nói cách khác là "trao cho người dân chiếc cần câu chứ không còn trao con cá". Từ đó hiện thực hóa mục tiêu giảm nghèo 5% mỗi năm.
Một trong những trợ lực giúp các hộ có thể thoát nghèo bền vững chính là nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng.
Gia đình chị Thào Thị Vế hiện đang nuôi 3 con trâu. Được hướng dẫn, chị đã có thể trồng cỏ, chủ động nguồn thức ăn. Tuy nhiên, nếu chỉ nuôi vài con thì khó có thể thoát nghèo bền vững. Hiện tại, chuồng chăn nuôi rất nhỏ và chưa có hố thu gom chất thải, gia đình chị Vế mong muốn có vốn mua được trâu giống tốt, trồng thêm cỏ và thu gom toàn bộ chất thải để làm ruộng. "Để phát triển được, gia đình chúng tôi muốn vay 100 triệu đồng để phát triển thêm đàn trâu. Muốn phát triển thì phải có chuồng nuôi nhốt, không thả, hiệu quả kinh tế mới cao", chị Thào Thị Vế, thôn Sín Chải Lùng Chín, xã Lùng Cải, huyện Bắc Hà cho biết.
Tín dụng chính sách giúp người dân Lùng Khấu Nhin có nguồn lực đầu tư để phát triển sản xuất.
Lợi thế về khí hậu giúp nông dân xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương có thể trồng được lúa đặc sản Séng Cù. Gạo ngon, giá bán cao nhất trong các loại gạo hiện có ở Lào Cai, bà con cũng mong muốn quy hoạch sản xuất thành khu riêng biệt để hạt gạo không bị lẫn, chất lượng sẽ tốt hơn nhiều. "Chúng tôi vận động bà con thành 1 tổ nhóm trồng rộng ra để bớt những diện tích lúa khác, phân đi vào 1 khu khác thì sản phẩm mới tốt được", ông Lèng Seo Chẻo, Phó Chủ tịch UBND xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương nói.
Một trong những trợ lực giúp các hộ có thể thoát nghèo bền vững chính là nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng. Chỉ trong quý 1 năm nay, riêng hệ thống Ngân hàng Chính sách đã có 3.558 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được vay vốn, với số tiền trên 229 tỷ đồng. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi này đang giữ vai trò "bà đỡ", giúp các hộ dân còn nhiều khó khăn vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Chuyển từ cho không sang hỗ trợ, từ hỗ trợ không điều kiện sang hỗ trợ có điều kiện - Đây mới chính là cách làm hiệu quả, bền vững và trên hết là khơi dậy ý thức vươn lên thoát nghèo và làm giàu của chính mỗi hộ dân.
Ngọc Hà – Ngọc Dương
Bình luận
Tối thiểu 10 chữ
Tiếng việt có dấu
Không chứa liên kết
Bình luận
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết