Laocaitv.vn - Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 3, sáng 14/6, Quốc hội họp phiên toàn thể, thảo luận về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Laocaitv.vn - Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 3, sáng 14/6, Quốc hội họp phiên toàn thể, thảo luận về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Quang cảnh kỳ họp tại Hà Nội.
Tán thành với sự cần thiết ban hành luật, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng đây là đạo luật rất quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân. Tuy nhiên thời gian qua, việc thực hiện vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập cả về nội dung và hình thức; vai trò giám sát, phản biện của người dân, người lao động chưa rõ.
Nhất trí với tờ trình của cơ quan soạn thảo, theo nhiều đại biểu, để Nhân dân phát huy quyền làm chủ, thể hiện ý chí, nguyện vọng, lợi ích và quyền lực của mình tham gia vào các hoạt động của Nhà nước và xã hội, cần tăng cường việc đối thoại với Nhân dân nhằm khắc phục những vướng mắc trong thực tiễn. Đại biểu Sùng A Lềnh (ảnh dưới), Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai cho rằng, cần cụ thể nhiều nội dung của luật. Ông Sùng A Lềnh, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai cho biết: "Để tăng cường các hình thức dân chủ trực tiếp của người dân, đề nghị trong dự thảo luật cần làm rõ hơn các quy định về nội dung, hình thức kiểm tra, giám sát, hiệu lực và các kiến nghị thực hiện sau kiểm tra giám sát của người dân. Đề nghị tiếp tục nghiên cứu, bổ sung cơ chế dân thụ hưởng tại mỗi loại hình thực hiện dân chủ ở cơ sở, bởi đây là điểm mới của dự án luật lần này".
Trước đó, Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập 2 đoàn giám sát chuyên đề trong năm 2023. Đó là giám sát về "Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng" và giám sát về "Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030".
Ngọc Hà
Bình luận
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết