Phụ nữ nghỉ hưu từ năm 2018 nên theo phương án nào để không bị thiệt 10%?

08:31 25-12-2017 | :638

Laocaitv.vn - Theo ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, những phụ nữ nghỉ hưu từ năm 2018 bị tác động do điều chỉnh cách tính lương hưu thì Bộ LĐTBXH có thể đề xuất Chính phủ điều chỉnh mức tăng 7% theo từng nhóm đối tượng.

Giao dịch tại bộ phận “một cửa” của BHXH thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN
Giao dịch tại bộ phận “một cửa” của BHXH thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN
 
Theo ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, những phụ nữ nghỉ hưu từ năm 2018 bị tác động do điều chỉnh cách tính lương hưu thì Bộ LĐTBXH có thể đề xuất Chính phủ điều chỉnh mức tăng 7% theo từng nhóm đối tượng.
 
Cụ thể, tại khoản 2 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 thì từ năm 2018, sẽ bắt đầu thay đổi cách tính tỉ lệ hưởng lương hưu. Trong đó, lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 có thể giảm tới 10% lương hưu. Đây là bất cập mà Bộ Lao động Thương binh Xã hội (LĐTBXH) đang nghiên cứu báo cáo Chính phủ.
 
Theo báo cáo của BHXH Việt Nam Qua đó, cho thấy sẽ có khoảng 49.700 lao động nữ nghỉ hưu đúng tuổi 55 (chưa tính số lao động nghỉ hưu trước tuổi) và cách tính lương hưu mới sẽ tác động đến khoảng 21.000 lao động nữ (chiếm 43%). Trong đó, có khoảng 3.000 người bị tác động 6%-10%, còn lại chịu tác động từ 2%-4%.
 
Để giảm tác động với nhóm phụ nữ bị tác động, theo ông Bùi Sỹ Lợi không nên sửa luật và nếu sửa cũng không kịp, bởi quy định có hiệu lực từ ngày 1/1/2018. Vì vậy, ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng Bộ LĐTBXH đề xuất Chính phủ, trong năm 2018 khi điều chỉnh tăng lương khu vực nhà nước thì tăng lương hưu cho người lao động với mức tăng 7% nhưng tùy từng nhóm đối tượng. Cụ thể, người hưởng lương hưu trên 100 triệu đồng hay 80 triệu đồng/tháng chỉ tăng bằng mức trượt giá của năm 2018, khoảng 4%-5%. Vì mức tăng của họ nếu chỉ 1% thôi cũng gấp hai suất lương của những người về hưu; còn lại mức tăng sẽ ưu tiên cho đối tượng có lương hưu dưới 1,3 triệu đồng (như cô giáo Lan ở Hà Tĩnh) để bằng 1,3 triệu đồng/tháng, những ai dưới 2 triệu đồng để bằng 2 triệu đồng/tháng. Trong đó, cũng ưu tiên cho nhóm khoảng 3.000 lao động nữ bị tác động giảm 6%-10% lương hưu trong năm 2018.
 
“Khi thay đổi chính sách, sẽ có những bất cấp tương đối nhưng về mặt chính sách vĩ mô, cơ quan quản lý Nhà nước phải có biện pháp để giảm “sốc”, không để lao động nữ thiệt thòi như quy định hiện hành”, ông Bùi Sỹ Lợi đề xuất.
 
Còn theo Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Lê Quân, Bộ đã hoàn thiện hai phương án trình Chính phủ. Trong đó, phương án 1 giống như ông Bùi Sỹ Lợi đề xuất và phương án hai là tăng có lộ trình như nam giới. Cụ tể, để đạt được tỉ lệ hưởng lương hưu ở mức tối đa là 75% thìlao động nữnghỉ hưu trong năm 2018 phải có 26 năm đóng BHXH; nghỉ hưu trong năm 2019 phải có 27 năm; trong năm 2020 là 28 năm; năm 2021 là 29 năm; từ năm 2022 trở đi là 30 năm.
 
Theo quy định, Luật BHXH năm 2014, từ 1/1/2018 để đạt tỷ lệ hưởng tối đa 75% thì lao động nữ đủ 55 tuổi, nghỉ hưu từ ngày 1/1/2018 trở đi phải đủ 30 năm đóng BHXH mới được hưởng tối đa 75% (hiện nay chỉ cần đủ 25 năm). Để đa
 
Đối với lao động nam, nghỉ hưu năm 2018 phải đủ 31 năm đóng BHXH, nghỉ năm 2019 phải đủ 32 năm, nghỉ năm 2020 phải đủ 33 năm, nghỉ năm 2021 phải đủ 34 năm và nghỉ từ năm 2022 trở đi phải đủ 35 năm đóng BHXH mới được hưởng tỷ lệ tối đa là 75% (hiện nay chỉ cần đủ 30 năm). Như vậy, việc điều chỉnh tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nam có lộ trình trong 5 năm, còn lao động nữ thì không có lộ trình.
 
Hiện chỉ còn 1 tuần nữa là bước sang năm 2018, thời điểm thực thi điều 56 của Luật BHXH nhưng đến nay vẫn chỉ là các phương án và chưa có quyết định cuối cùng về vấn đề này.
 

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết