Quốc hội thảo luận Đề án tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số

16:24 23-10-2019 | :599

Laocaitv.vn - Chiều 22/10, tại tòa nhà Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định, Lào Cai, Đồng Nai thảo luận ở tổ về Đề án tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số. Tham gia thảo luận có Đại tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, các thành viên Đoàn Đại biểu Quốc hội các địa phương.

Quang cảnh phiên thảo luận.

Đa số các đại biểu đồng tình với với tờ trình Đề án tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số, Nghị quyết Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện đặc biết khó khăn.

Đại biểu Sần Sín Sỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai phát biểu tại phiên họp.

Theo đại biểu Sần Sín Sỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai thì nghị quyết của đề án, trong khoản 4 điều 1 điểm a, giải pháp thực hiện, phân định chưa rõ ràng, nhiều cụm từ vùng dân tộc, vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn… Chính phủ cần tách bạch những vùng này, xác định rõ đâu là vùng có kinh tế khó khăn, vậy mới xác định các nguồn đầu tư, xây dựng chính sách phù hợp.

Các đại biểu cho rằng kinh tế đất nước năm 2019 đạt được những kết quả quan trọng, năm thứ 2 liên tiếp đạt và vượt 12/12 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó có 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao Việt Nam là điểm sáng kinh tế trong khu vực; tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2019 ước đạt 6,8%, nhiều khả năng đạt 7%, mức tăng trưởng cao hàng đầu trong khu vực. Ngoài những thành tích đạt được về kinh tế xã hội, vẫn còn những hạn chế như tiến độ triển khai các dự án dầu tư, giải ngân các dự án đầu tư còn chậm, công tác xây dựng hệ thống pháp luật còn nhiều trồng chéo, cải cách hành chính, một bộ phận cán bộ còn đùn đẩy, né tránh trách nhiệm     

Báo cáo về Đề án Tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi do Uỷ ban Dân tộc nêu rõ về quan điểm đầu tư phải có trọng tâm trọng điểm, cần phát huy tiềm năng lợi thế của các địa phương trong vùng, bố trí đầy đủ, kịp thời nguồn vốn thực hiện chính sách. Trong đó, nguồn lực Nhà nước là chủ yếu, quan trọng và có ý nghĩa quyết định, tạo điều kiện để huy động nguồn lực khác, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của kinh tế đất nước.

Hùng Cường


Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết