Người dân cần cảnh giá với lừa đảo qua dịch vụ viễn thông

15:10 14-08-2017 | :3790

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai xuất hiện tình trạng tội phạm thông qua việc sử dụng dịch vụ viễn thông để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân.

Trung bình một tháng, Phòng Khiếu nại khách hàng của Viettel Lào Cai nhận được 2 đến 3 phản ánh của khách hàng về tình trạng lừa đảo qua dịch vụ nhắn tin, điện thoại. Thủ đoạn là giải mạo nhân viên Viettel gọi điện thoại thông báo kachs hàng là đối tượng rút thăm trúng thưởng các phần quà có giá trị cao; để nhận phần thưởng theo yêu cầu khách hàng phải nộp 1 khoản phí nhất định thông qua hình thức mua thẻ cào và cung cấp mã bí mật của thẻ thay cho tiền mặt, đồng thời yêu cầu khách hàng tuyệt đối giữ bí mật việc trúng thưởng, nếu không sẽ bị tước giải. Ngay sau khi nhận được thẻ cào, các đối tượng này lập tức chặn liên lạc. Trong tháng 7 vừa qua, Viettel Lào Cai ghi nhận 2 trường hợp bị lừa từ 8- 10 triệu đồng.

Đối với VNPT Lào Cai, ngày 27.7, Trung âm kinh doanh liên tục nhận được phản ánh của khách hàng trên địa bàn tỉnh về việc nhân viên VNPT nhắc nợ cước viễn thông với số tiền từ 8 triệu đồng trở lên, sau đó các đối tượng hướng dẫn khách hàng bấm phím số 0 hoặc số 9 để từ đó tự động kết nối với Tổng đài của đối tượng mạo danh. Trung tâm Kinh doanh VNPT Lào Cai đã thống kê các số điện thoại mạo danh này là: 072.638.876.546, 0012.139.001.166, 008.140.655.9912, 077.176.853.999, 0007.226.052.6340.

(Ảnh: internet)

Theo cơ quan chức năng, các dạng lừa đảo thường gặp là:

Đối với nhắn tin lừa đảo: các đối tượng thông báo khách hàng trúng giải thưởng và yêu cầu khách hàng nộp lệ phí thông qua việc cung cáp các mã số bí mật của thẻ cào; người sử dụng điện thoại di động nhận được tin thông báo “Đã nhận được một khoản tiền từ số điện thoại …”, sau đó đối tượng sẽ gọi điện trình bày chuyển nhầm tiền và xin được trả lại, lợi dụng sự cả tin và lòng thương để chiếm đoạt tài sản. Tinh vi hơn, các đối tượng còn sử dụng các phần mềm, thiết bị kỹ thuật để các tin nhắn lừa đảo giả mạo đầu số của các nhà mạng khiến khách hàng không nghi ngờ và gửi tin nhắn kích hoạt các dịch vụ với giá cước cao. Ngoài ra, các đối tượng lừa đảo còn gửi tin nhắn “Nhắn tin theo cú pháp để tham gia chương trình đấu giá với giá thấp” hoặc mời đăng ký, quảng cáo các dịch vụ có nội dung gây tò mò…

Đối với gọi điện lừa đảo, các hình thức đã ghi nhận bao gồm: “gian lận “Nháy máy một chuông” gây ra cuộc gọi nhỡ, khi khách hàng gọi lại sẽ tạo điều kiện cho kẻ lừa đảo nhận tiền từ nhà mạng, trong trường hợp cuộc gọi nhỡ từ các thuê bao có đầu số lạ +252, +232, +231, +244…, đầu số vệ tinh +881, +882 … nếu người dùng gọi lại sẽ bị tính cước quốc tế. Các đối tượng lừa đảo còn giả danh cán bộ Công an, Viện Kiểm soát, các cơ quan quản lý Nhà nước … gọi điện thoại thông báo việc nạn nhân có liên quan đến một vụ án hoặc 1 vụ rửa tiền… yêu cầu nộp tiền vào tài khoản an toàn để thẩm tra, xaxc minh. Ngoài ra, chúng còn giả mạo nhân viên các doanh nghiệp viễn thông gọi điện nhắc nợ như trường hợp của VNPT Lào Cai nêu ở trên).

Đối với lừa đảo qua hệ thống Internet, các đối tượng lừa đảo dưới hình thức nạp tiền qua website, người dùng nạp 200 nghìn sẽ có 2 triệu đồng tài khoản; hoặc truy nhập trái phép các tài khoản yahoo, facebook, zalo … của người dùng để thực hiện hành vi lừa đảo như vay tiền, mua hộ thẻ điện thoại… Ngoài ra, các đối tượng lừa đảo còn gửi thư qua hệ thống mail điện tử để yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng … và làm các thủ tục nộp phí nhận giải thưởng của các hãng, chương trình khuyến mại.

Để tránh bị lừa đảo, người dân cần tìm hiểu kỹ nội dung và giá cước khi sử dụng các dịch vụ qua tín nhắn, không nhắn tin phản hồi hoặc làm theo hướng dẫn đối với những tin nhắn không rõ nguồn gốc, có nội dung quảng cáo, mời chào hoặc mạo danh… đồng thời liên hệ với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ để xác minh. Cân nhắc kỹ trước khi gọi lại những cuộc gọi nhỡ có đầu số lạ từ quốc tế dấu hiệu là có hiển thị dấu “+” hoặc “00” và 2 số tiếp theo không phải mã Việt Nam “84”. Khi nhận được cuộc gọi hay thư, tin nhắn từ các website, phần mềm lạ, người dân cần bình tĩnh, không làm theo yêu cầu hoặc theo dẫn dụ bấm các phím số trên điện thoại; không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản, thẻ tín dụng hoặc chuyển tiền vào tài khoản theo yêu cầu của người lạ. Có thể sử dụng các phần mềm chặn cuộc gọi, tin nhắn không mong muốn như BKAV mobile security, CMC Mobile Security… Nếu không cần thiết khóa chiều gọi đi quốc tế. Ngoài ra, khi sử dụng các loại điện thoại thông minh cần thận trọng khi tải và cài đặt các ứng dụng lạ, không rõ nguồn gốc để tránh trường hợp máy điện thoại tự thực hiện cuộc gọi hay gửi tin nhắn. Thông báo cơ quan chức năng hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khi nhận được tin nhắn, thư, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo hoặc phát hiện đối tượng khả nghi…

Người dân cũng cần đặc biệt lưu ý: các cơ quan công quyền như Công an, Viện Kiểm soát, Tòa án … khi làm việc với tổ chức, công dân đều có giấy mời hoặc giấy triệu tập; việc tạm giữ tài sản của công dân chỉ được thực hiện khi có quyết định và phải lập biên bản; các đơn vị này cũng không được phép sử dụng tài khoản cá nhân để yêu cầu người dân chuyển tiền. Theo quy định, cascdoanh nghiệp vieenc thông, điện lực …. Không có hình thức báo nợ cước qua điện thoại, thông báo này sẽ được trực tiếp gửi đến địa chỉ của chủ thuê bao và chỉ gửi qua e-mail khi có yêu cầu chính đáng của khách hàng.

Tiến Văn


Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết