Laocaitv.vn - Phát triển kinh tế rừng là 1 trong những hướng đi đang được nhiều địa phương, hộ gia đình áp dụng thành công. Hiệu quả đem lại không chỉ là lợi nhuận về kinh tế, mà còn góp phần bảo vệ môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Phóng sự sau chúng tôi giới thiệu một điển hình trong phát triển kinh tế rừng, đó là hộ ông Bùi Văn Bường, thôn Khe Đền, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng.
Ngôi nhà khang trang của gia đình ông Bường nằm trong khu rừng trồng rộng 20 ha với các loại cây gỗ lớn và nhiều cây ăn trái cây ăn trái, tổng trị giá tài sản ước lên tới hàng chục tỷ đồng. Ít ai biết khoảng 20 năm trước, khu vực này là đồi toàn lau lách, sỏi đá khô cằn. Với ý chí, quyết tâm của gia đình ông Bường, nơi đây giờ đang phủ một màu xanh no ấm.
Ngôi nhà khang trang của gia đình ông Bường nằm trong khu rừng trồng rộng 20 ha với các loại cây gỗ lớn, cây ăn trái.
Ông Bùi Văn Bường, thôn Khe Đền, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng chia sẻ: “Đầu tiên là tôi trồng cây mỡ, sau mình tỉa thưa, mình để trồng quế, làm như kiểu rừng nhiều tầng. Sau tôi trồng thêm mắc ca, cây bưởi, cây ăn quả để thu nhập thêm”.
Để có nguồn lực đầu tư lâu dài, ông Bường có cách làm sáng tạo theo phương châm lấy ngắn nuôi dài. Vừa trồng rừng phủ xanh đồi trọc, vừa chăm sóc, tỉa bớt những cây đã đến tuổi thu hoạch, ông Bường cũng lồng ghép với canh tác các loại cây trồng, vật nuôi ngắn ngày, đồng thời đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy và tưới cho cây. Đặc biệt, hơn 1.000 cây mắc ca đã bắt đầu cho lứa quả đầu tiên, dự kiến sẽ mang về nguồn thu cho gia đình lên tới hàng tỷ đồng trong vài năm tới.
Để có nguồn lực đầu tư lâu dài, ông Bường có cách làm sáng tạo theo phương châm lấy ngắn nuôi dài.
Ông Bùi Văn Bường, thôn Khe Đền, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng chia sẻ thêm: “Mô hình của gia đình tôi mang lại thu nhập, góp phần vào bảo vệ môi trường, hệ sinh thái. Tôi rất mong muốn mọi người trồng rừng, bảo vệ rừng bền vững để bảo vệ môi trường của mình tốt hơn”.
Anh Phạm Thế Linh, Kiểm lâm địa bàn xã Sơn Hà, Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Thắng cho biết: “Hộ ông Bùi Văn Bường là điểm sáng để các hộ dân xung quanh xã Sơn Hà nói riêng và huyện Bảo Thắng nói chung học hỏi và làm theo, đem lại hiệu quả kinh tế và đảm bảo môi trường rừng”.
Từ những mô hình phát triển kinh tế rừng như hộ gia đình ông Bường, toàn huyện Bảo Thắng hiện có trên 27.200 ha rừng.
Từ những mô hình phát triển kinh tế rừng như hộ gia đình ông Bường, toàn huyện Bảo Thắng hiện có trên 27.200 ha rừng, là một trong những huyện có diện tích rừng trồng lớn nhất tỉnh, tỷ lệ che phủ rừng đạt 59,7%, góp phần nâng cao đời sống người dân và đảm bảo môi trường cho mục tiêu phát triển bền vững.
Thế Văn
Bình luận
Tối thiểu 10 chữ
Tiếng việt có dấu
Không chứa liên kết
Bình luận
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết