Laocaitv.vn - Trong những năm qua, di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh được quan tâm bảo tồn và phát huy, gắn bảo tồn văn hóa với phát triển du lịch, giảm nghèo bền vững.
Laocaitv.vn - Trong những năm qua, di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh được quan tâm bảo tồn và phát huy, gắn bảo tồn văn hóa với phát triển du lịch, giảm nghèo bền vững.
Nỗ lực bảo tồn, duy trì các lễ hội tiêu biểu các dân tộc Lào Cai.
Đến hết năm 2018, toàn tỉnh có 45 di tích lịch sử văn hóa, danh thắng. Đã tiến hành sưu tầm, lưu giữ gần 15.000 hiện vật, trong đó nhiều hiện vật có giá trị cao về lịch sử, văn hóa và khoa học của 25 nhóm, ngành dân tộc. Các di sản văn hoá phi vật thể có giá trị được sưu tầm bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại bảo quản lâu dài, khoa học. Cùng với đó, các ngành, các địa phương cũng nỗ lực bảo tồn, duy trì các lễ hội tiêu biểu các dân tộc Lào Cai, như: Lễ hội Gầu tào của người Mông, Lễ hội xuống đồng của người Tày, Lễ hội Roóng Poọc của người Giáy, Lễ hội tạ ơn trâu (Sừ dề pà) của người Bố Y, Lễ cấp sắc của người Dao, Lễ hội "Gặt Tu Tu" của người Hà Nhì đen ở Y Tý (Bát Xát).
Lào Cai đã xây dựng được 26 hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, xây dựng và phát triển đội ngũ các nghệ nhân dân gian có trình độ chuyên môn, hiểu biết sâu về nhiều lĩnh vực tri thức, văn hóa dân gian, trong đó có 19 nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú. Nhiều nghệ nhân đã sưu tầm, lưu giữ được các phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, như: Nghệ nhân ưu tú Tẩn Vần Siệu, dân tộc Dao, xã Tả Phìn, huyện Sa Pa truyền dạy chữ Nôm Dao cho hàng trăm học viên, tổ chức dạy dân ca dân tộc Dao cho trẻ em gái và phụ nữ, sưu tầm bảo tồn sách cổ Dao... Nghệ nhân ưu tú Ma Thanh Sợi, xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên đã biên tập 16 chuyên mục với hơn 2.000 trang về phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Tày tại địa phương...
Thu Hường – Minh Dũng
Bình luận
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết