Laocaitv.vn - Lạc đỏ là cây trồng truyền thống. Vài năm trở lại đây, huyện Si Ma Cai quan tâm phát triển trở thành sản phẩm hàng hóa. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Laocaitv.vn - Lạc đỏ là cây trồng truyền thống. Vài năm trở lại đây, huyện Si Ma Cai quan tâm phát triển trở thành sản phẩm hàng hóa. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Vụ lạc này, gia đình chị Cở trồng 30 kg giống lạc đỏ. Hiện, gia đình đang tập trung chăm sóc cây lạc đỏ theo đúng kỹ thuật đã được các cơ quan chuyên môn hướng dẫn và đặt vào đó nhiều hy vọng (ảnh dưới).
Chị Giàng Thị Cở, thôn Lùng Sán, xã Lùng Thẩn, huyện Si Ma Cai chia sẻ: “Ngày trước, nhà trồng lạc chỉ để ăn thôi. Năm nay, được Hội Nông dân xã cho đi tập huấn, hướng dẫn cách trồng, nhà chị cũng trồng gần 30 kg để bán”.
Ông Hảng Seo Quang, Phó Chủ tịch UBND xã Lùng Thẩn, huyện Si Ma Cai cho biết: “Trong năm 2024 - 2025, xã tổ chức 4 lớp tập huấn cho bà con về chăm sóc cây trồng, trong đó có cây lạc, nhằm chuyển giao kỹ thuật cũng như hướng dẫn bà con về cách bảo quản, nâng cao chất lượng nông sản”.
Cây lạc đỏ được nông dân huyện Si Ma Cai trồng 2 vụ trong năm với tổng diện tích hơn 400 ha.
Cây lạc đỏ được nông dân huyện Si Ma Cai trồng 2 vụ trong năm với tổng diện tích hơn 400 ha, cho sản lượng hơn 413 tấn củ. Để phát triển cây lạc đỏ thành sản phẩm hàng hóa, năm 2023, UBND huyện phối hợp với các cơ quan, đơn vị xây dựng, đánh giá và công nhận sản phẩm lạc đỏ Si Ma Cai đạt OCOP 3 sao. Đồng thời, triển khai kế hoạch liên kết bao tiêu sản phẩm cho các hộ trồng, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.
Ông Trương Văn Tiến, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Si Ma Cai cho biết thêm: “Qua tập huấn, hội viên nông dân đã tiếp thu kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ. Về tình hình sản xuất lạc đỏ, yêu cầu kỹ thuật, khí hậu đất đai, nhu cầu dinh dưỡng của lạc đỏ, đặc điểm nguồn gốc của một số loại giống mới và phương pháp lựa chọn giống”.
Để sản phẩm lạc đỏ đến gần hơn với bếp ăn của các gia đình, nhiều hộ dân đã biết khai thác các nền tảng xã hội như: Zalo, Facebook, TikTok và sàn thương mại điện tử... để quảng bá sản phẩm và bán hàng. Qua đó góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân từ cây trồng truyền thống.
Thanh Nhàn - Giàng Măng
Bình luận
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết