Laocaitv.vn - Thu phí tự động không dừng không chỉ minh bạch trong việc thu phí, hạn chế gian lận mà còn giảm chi phí nhân lực, thời gian thu phí tại các trạm BOT.
Laocaitv.vn - Thu phí tự động không dừng không chỉ minh bạch trong việc thu phí, hạn chế gian lận mà còn giảm chi phí nhân lực, thời gian thu phí tại các trạm BOT.
Bộ GTVT đưa ra lộ trình cuối năm 2019, tất cả các trạm phải triển khai thu phí tự động và khoảng hơn 3 triệu xe ô tô của cả nước dán thẻ thu phí. Tuy nhiên, sau gần 2 năm triển khai, mặc dù nhiều trạm trên QL1, QL14 đã có làn thu phí không dừng, tỷ lệ người dùng dịch vụ vẫn còn rất thấp.
Theo Bộ GTVT, đến cuối năm 2019, tất cả các trạm phải triển khai thu phí tự động không dừng.
Còn số lượng phương tiện dán thẻ thu phí tự động vẫn còn quá ít so với kỳ vọng. Việc người dân e ngại, nhà đầu tư BOT vẫn còn chần chừ với nhiều băn khoăn về những lợi ích kinh tế giữa các bên dẫn đến việc thu phí tự động đang chậm triển khai.
Băn khoăn khoản "lãi qua đêm", quản lý dòng tiền
Tại buổi Tọa đàm "Cách nào đẩy nhanh tiến độ thu phí không dừng?" do Báo Giao thông tổ chức sáng ngày 2/4, theo báo cáo của Bộ GTVT, cả nước có khoảng trên 90 trạm thu phí BOT hiện đang áp dụng hình thức thu phí thủ công, chủ yếu là con người và hệ thống máy tính thực hiện.
Hiện nay, giai đoạn 1 của dự án thu phí tự động không dừng có 28 trạm, đến nay đã hoàn thành 26 trạm, có 2 trạm chưa thực hiện do đang dừng và trạm hết hạn thu phí. Trong giai đoạn 2, có 33 trạm và Tổng cục Đường bộ dự kiến tháng 4/2019 sẽ đấu thầu, trong năm nay sẽ hoàn thành.
Qua thực tiễn, bên cạnh những ưu điểm thì thu phí không dừng còn bộc lộ một số khiếm khuyết khi thực hiện đó là ùn tắc giao thông trước và sau trạm thu phí; vấn đề môi trường, an ninh trật tự ở trạm thu phí...
Bộ GTVT đưa ra lộ trình cuối năm 2019, tất cả các trạm phải triển khai thu phí tự động và khoảng hơn 3 triệu xe ô tô của cả nước dán thẻ thu phí. Tuy nhiên, sau gần 2 năm triển khai, mặc dù nhiều trạm trên QL1, QL14 đã có làn thu phí không dừng, tỷ lệ người dùng dịch vụ vẫn còn rất thấp.
Liên quan đến vấn đề nhà đầu tư BOT chưa muốn thực hiện vì không muốn phải minh bạch doanh số thu phí, ông Trần Văn Thế, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Đèo Cả đưa ra hàng loạt các thắc mắc như lượng khách hàng trả tiền trước trên toàn quốc rất lớn, lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Vậy, VETC (nhà đầu tư thu phí tự động) có trả lãi cho người dùng không hay sẽ tính toán như thế nào trong việc sử dụng vốn này trong phương án tài chính? Ai là người được hưởng khoản lãi phát sinh (gọi là "lãi qua đêm") cần phải làm rõ bởi trong hợp đồng giữa nhà đầu tư BOT và VETC chưa đề cập tới điều này.
“Nếu tính bình quân mỗi xe nạp 500.000 đồng đến 1 triệu đồng vào tài khoản, nhân lên với 3 triệu xe lưu thông, tổng số tiền sẽ lên tới trên 1.500 tỷ. Khoản tiền này sẽ nằm trong thẻ thanh toán mà VETC quản lý. Khoản tiền lãi qua đêm chúng tôi hỏi là ở số tiền này.
Bản thân doanh nghiệp VETC là một đơn vị hoạt động độc lập. Nếu VETC không có đủ tiền thanh toán với ngân hàng trong trường hợp các khoản nợ đầu tư công nghệ thu phí không dừng tới hạn, thì liệu có chuyện VETC sử dụng tiền có sẵn trong tài khoản của khách hàng ký gửi trả cho ngân hàng hay không?
Hoặc ngân hàng sẽ tự động khấu trừ tiền trong thẻ tài khoản trả trước của khách hàng hay không? Nếu như vậy thì sẽ là VETC dùng tiền của nhà đầu tư BOT trả nợ cho mình?”.
Trả lời việc này, ông Hồ Trọng Vinh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty thu phí tự động VETC giải thích, lãi suất của doanh thu thu phí là của nhà đầu tư, VETC chỉ là dịch vụ thu phí hộ.
Trạm BOT QL1 tại Quảng Trạch (Quảng Bình) đã triển khai thu phí tự động không dừng.
“Nếu chuyển tiền nhiều lần trong ngày thì chi phí để tính toán và chuyển tiền sẽ quá lớn nên trong quá trình đàm phán, VETC và các nhà đầu tư BOT đã thống nhất chốt doanh thu và chuyển tiền cho nhà đầu tư BOT một lần/ngày,” ông Vinh thông tin.
Ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) cho biết, với khoản lãi nếu có phát sinh thì lãi suất tiền gửi không thời hạn thực sự rất thấp, chỉ khoảng 0,1%/năm.
“Theo quy định, VETC không phải tổ chức tín dụng nên không được phép trả lãi các khoản tiền mà người chuyển khoản trả trước cho VETC. Tuy nhiên, băn khoăn của chủ đầu tư BOT là hợp lý, vấn đề là vai trò quản lý làm sao cho minh bạch, giám sát chặt chẽ,” ông Sơn nhìn nhận.
Tất cả trạm phải thu phí tự động cuối năm 2019
Đề cập đến công tác dán thẻ Etag, ông Nguyễn Viết Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư PPP (Bộ Giao thông Vận tải) cho rằng, hiện nay chỉ có khoảng 700.000 phương tiện trên 3,5 triệu phương tiện dán thẻ. Mặc dù công tác triển khai lắp đặt đúng tiến độ nhưng ông thừa nhận, tỷ lệ người sử dụng vẫn chưa đạt yêu cầu.
Thẻ VETC được dán trên kính xe và trừ tiền vào tài khoản thẻ của chủ xe khi qua trạm thu phí. |
“Thực tế, khi dán thẻ Etag có vấn đề như nhiều khách hàng và phương tiện chưa hiểu rõ sử dụng công nghệ mới nên còn hạn chế. Có trường hợp lái xe e ngại vì sợ khi dán bị giám sát trên toàn quốc nên không muốn dán” ông Huy nêu nguyên nhân.
Thừa nhận thu phí tự động không dừng là tất yếu và Bộ GTVT đã chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho rằng, khi đăng tải danh mục kêu gọi đầu tư, chỉ có duy nhất một nhà đầu tư tham gia đó là Tasco-VETC.
“Bộ GTVT cũng xây dựng kế hoạch chi tiết, quyết tâm lấy mốc 31/12/2019 để thu phí tự động không dừng trên tất cả các dự án trên tuyến Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và một số tuyến khác theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ,” ông Thọ nói.
Dẫn chứng trực tiếp thị sát và trải nghiệm hệ thống thu phí không dừng tại Quảng Bình rất tiện ích, xe đi qua không phải dừng đỗ gì. “Nhà nước, nhà đầu tư cung cấp dịch vụ tốt như thế, chẳng cớ gì mà người dân không sử dụng. Cũng như chuyện mua hàng online đang ngày càng phổ biến hơn. Cứ thuận tiện, có lợi cho các bên thì người dân sẽ sử dụng”, ông Thọ nói.
Còn liên quan đến việc kiểm soát dòng tiền, nguyên tắc chuyển tiền giữa VETC và nhà đầu tư ra sao, chúng ta sẽ tiếp tục bàn bạc để đi đến thống nhất cuối cùng, nhưng mục tiêu là phải hoàn thành được thu phí không dừng đúng thời hạn Thủ tướng giao, nhưng cũng tạo thuận lợi nhất cho tất cả các chủ thể, từ nhà đầu tư, ngân hàng, người dân.
Cần minh bạch một số câu hỏi
Đứng sau các dự án BOT giao thông là các ngân hàng tài trợ vốn, với tỷ lệ cho vay lên tới 80-90% vốn đầu tư. Có thể nói, ngân hàng mới là “ông chủ” thật sự của các dự án BOT. Trong khi đó, cơ quan quản lý lại tạo cơ chế hướng đến việc để dòng tiền thu phí tự động không dừng (ETC) chỉ chảy vào 1 ngân hàng.
Nhân viên Công ty TNHH VETC đang làm thủ tục dán thẻ E-tag cho khách.
Về việc giai đoạn 1 của dự án triển khai thu phí tự động không dừng chỉ có 1 đơn vị được Bộ GTVT lựa chọn cung cấp dịch vụ thu phí (do chỉ 1 đơn vị tham gia), các nhà đầu tư BOT cho rằng, lý do này cũng chưa thuyết phục. Các nhà đầu tư BOT lý giải: Sau khi chào thầu giai đoạn 2 thu phí tự động đã có nhiều đơn vị nộp hồ sơ, Tổng cục Đường bộ sơ loại cũng chọn được 4 nhà đầu tư đủ năng lực.
Còn về mức phí trích lại cho đơn vị dịch vụ thu phí tự động (gần 5% trên tổng số thu tại mỗi trạm thu phí), một chủ đầu tư BOT cho biết, mức phí này cũng tạo bất cập. Dù hiện việc thu phí thủ công đơn vị thu phí được trích lại 6% doanh thu qua trạm để hoạt động, song nếu đưa ra đấu thầu cạnh tranh, phí phải trả cho đơn vị dịch vụ thu phí tự động có thể thấp hơn mức đang áp dụng và giảm dần, không chỉ 1 mức phí áp dụng mãi mãi như VETC đang được trích.
Kinh nghiệm các nước cho thấy, để khuyến khích người dân trả phí tự động, mỗi xe sẽ được giảm phí thêm 1-2% so với thanh toán tiền mặt. Còn ở ta, chỉ có 1 đơn vị thu phí tự động độc quyền, không có cạnh tranh, không có so sánh giá, nên đơn vị duy nhất nói sao phải nghe vậy.
không dừng vẫn đang cong nhiều “rào cản”. Nó chỉ thật sự lưu thông “không dừng” khi các thắc mắc được giải quyết./.
Phi Long/VOV.VN
Bình luận
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết