Liên kết vùng sản xuất dược liệu – hướng đi bền vững cho công nghiệp dược, y học cổ truyền
18:22 29-12-2017
| :506
Laocaitv.vn - Với điều kiện khí hậu đa dạng từ nhiệt đới đến á nhiệt đới, tỉnh Lào Cai hiện có nhiều loài dược liệu có giá trị cao. Nhiều chủng loại cây đã gắn bó với người dân từ nhiều năm nay. Cùng với việc hình thành các vùng trồng dược liệu hàng hóa theo nhu cầu đặt hàng của các công ty, phát triển cây dược liệu theo hướng liên kết vùng đang được xác định là hướng đi tất yếu. Việc làm này vừa góp phần tích cực nâng cao thu nhập cho người dân bản địa, đồng thời, đây cũng được xác định là hướng đi bền vững của ngành công nghiệp dược, y học cổ truyền tại Việt Nam.
Người dân thu hoạch cây dược liệu để cung cấp cho các doanh nghiệp theo hợp đồng đã ký kết.
Với điều kiện khí hậu đa dạng, tỉnh Lào Cai hiện có khoảng 850 loài cây thuốc trong đó 70 loài quý hiếm thuộc diện bảo tồn. Nhiều loại có giá trị dược liệu rất cao như: Sâm Ngọc Linh, Tam Thất hoàn, Chè dây, Giảo Cổ Lam, Đỗ trọng... Tuy nhiên, hiện do quá trình khai thác quá mức nên nhiều loại dược liệu quý đã bị cạn kiệt ngoài tự nhiên và có nguy cơ tuyệt chủng. Việc khôi phục, nhân giống, thu hút các doanh nghiệp liên kết với người dân bản địa địa để trồng và phát triển dược liệu bền vững, ngoài ý nghĩa nâng cao thu nhập cho người dân còn có ý nghĩa quan trọng hơn đó chính là cung cấp được nguồn dược liệu tin cậy, hạn chế việc nhập khẩu của các công ty sản xuất, chế biến dược liệu trong nước.
Để ngành dược liệu địa phương phát triển, tỉnh Lào Cai đã tổ chức Quy hoạch phát triển dược liệu tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, đang từng bước khôi phục và phát triển các loài cây dược liệu có thế mạnh của địa phương. Với diện tích khoảng 930ha, việc nuôi trồng dược liệu đã khẳng định giá trị kinh tế đem lại cao hơn hẳn so với các loại cây lương thực khác, đạt từ 120 đến 240 triệu đồng cho mỗi ha.
Tiềm năng và cơ hội phát triển dược liệu của Lào Cai là rất lớn, tuy nhiên theo đánh giá chung của ngành nông nghiệp: Quy mô, diện tích cây dược liệu còn hạn chế, manh mún, khó mở rộng. Cùng với đó tại Việt Nam, phần lớn nguồn dược liệu nhập khẩu từ nước ngoài, nguồn gốc, xuất xứ không rõ ràng, giá thành rẻ.
Chính vì vậy, để phát triển dược liệu bền vững cần có sự liên kết vùng sản xuất nguyên liệu dược liệu, tạo vùng nguyên liệu quy mô lớn, sản xuất hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cung cấp dược liệu ổn định cho công nghiệp dược, y học cổ truyền và tiến tới xuất khẩu.
Mời quý vị và các bạn theo dõi phóng sự "Liên kết vùng sản xuất dược liệu – hướng đi bền vững cho công nghiệp dược, y học cổ truyền" tại đây:
Thanh Sơn – Đức Tính
Bình luận
Tối thiểu 10 chữ
Tiếng việt có dấu
Không chứa liên kết
Bình luận
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết