Laocaitv.vn - Với tiểu vùng khí hậu ôn đới, đất rừng rộng và tri thức bản địa của đồng bào dân tộc thiểu số về cây thuốc, vì vậy Lào Cai có rất nhiều lợi thế, tiềm năng lớn để phát triển bền vững cây dược liệu.
Laocaitv.vn - Với tiểu vùng khí hậu ôn đới, đất rừng rộng và tri thức bản địa của đồng bào dân tộc thiểu số về cây thuốc, vì vậy Lào Cai có rất nhiều lợi thế, tiềm năng lớn để phát triển bền vững cây dược liệu.
Theo quy hoạch đến năm 2030, diện tích cây dược liệu trên địa bàn tỉnh là 3.800 ha.
Tính đến hết tháng 9/2019, diện tích trồng dược liệu của toàn tỉnh Lào Cai đạt trên 1.815 ha. Trong đó, diện tích dược liệu ứng dụng công nghệ cao đạt gần 250 ha. Diện tích trồng cây dược liệu tập trung tại các huyện vùng cao, biên giới của tỉnh như: Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà, Sa Pa, Si Ma Cai… với các loại dược liệu chủ yếu là: Đương quy, atiso, xuyên khung, chè dây, sa nhân, độc hoạt, ý dĩ. Tổng sản lượng dược liệu khô đạt khoảng 3.200 tấn/năm. Trong đó riêng cây atiso chiếm khoảng 70% sản lượng, giá trị thu nhập bình quân đạt từ 120 triệu đồng/ha - 240 triệu đồng/ha. Cá biệt một số loại dược liệu giá trị đạt hơn 600 triệu đồng/ha như cát cánh, atiso…
Được biết, theo quy hoạch đến năm 2030, diện tích cây dược liệu trên địa bàn tỉnh là 3.800 ha, sản lượng đạt trên 11.000 tấn dược liệu khô, toàn bộ diện tích và sản lượng cây dược liệu của vùng quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới. Cùng với đó, tỉnh đề ra mục tiêu xây dựng thành công 12 cơ sở thu gom, sơ chế và bảo quản dược liệu, 3 cơ sở chế biến sản phẩm dược liệu tại huyện Sa Pa, Bắc Hà và thành phố Lào Cai, giúp cho việc tiêu thụ được thuận lợi, đảm bảo phát triển dược liệu bền vững.
Huyền Trang
Bình luận
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết