Laocaitv.vn - Quế là cây lâm nghiệp lâu năm, có chu kỳ kinh doanh dài, đang mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Theo tính toán của người dân, so với bán sản phẩm vỏ quế thô, nếu sơ chế thì giá trị sẽ tăng 40%.
Laocaitv.vn - Quế là cây lâm nghiệp lâu năm, có chu kỳ kinh doanh dài, đang mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Theo tính toán của người dân, so với bán sản phẩm vỏ quế thô, nếu sơ chế thì giá trị sẽ tăng 40%.
Nâng cao giá trị cây quế từ việc sơ chế
Tại Lào Cai, hiện cây quế được trồng thành rừng cách đây khoảng 40 năm tại các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà và Văn Bàn. Vỏ quế là sản phẩm chính, chiếm 73% doanh thu từ quế, tinh dầu chưng cất từ lá chiếm 20%, gỗ quế chiếm 7%. Với mỗi ha, giá trị kinh tế cây trồng này mang lại ước tính ở cuối chu kỳ kinh doanh (khai thác trắng năm thứ 13 - 15, với thời giá hiện nay) đạt khoảng 800 triệu đồng. Lợi nhuận trung bình mỗi năm người trồng quế thu được trên 40 triệu đồng, cao gấp 2 lần so với các loại cây gỗ khác, trong khi chi phí đầu tư tương đương.
Lào Cai đặt mục tiêu phát triển vùng trồng quế đến năm 2025 với diện tích ổn định 25.000 ha tại 50 xã thuộc 4 huyện là Bảo Yên, Bắc Hà, Bảo Thắng và Văn Bàn. Diện tích này sẽ đáp ứng đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh dầu quế và nhu cầu thị trường tiêu thụ vỏ quế. Việc nhân rộng các tổ, nhóm sơ chế các sản phẩm từ quế góp phần thay đổi phương thức tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm của người dân từ sản xuất, thu hoạch đến sơ chế, chế biến vỏ quế thành các sản phẩm có chất lượng, quy cách, mẫu mã đa dạng, đáp ứng nhu cầu khác nhau của thị trường. Từ đó, tạo việc làm, nâng cao năng suất, hiệu suất lao động và giá trị thu nhập cho người trồng quế.
Ngọc Hà – Nông Quý
Bình luận
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết