Công văn là chỉ đạo của Bộ đối với các đơn vị trực thuộc Bộ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; về việc triển khai thực hiện Công điện số 240/CĐ-TTg ngày 21/2/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất.
Mới đây Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đã có Công văn ố 31,do Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó chủ tịch thường trực Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam ký, đề nghị chư tôn đức tăng ni nêu cao tinh thần Bồ tát đạo, hướng dẫn đồng bào Phật tử và bà con loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo và các hình thức khác trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Theo đó, Bộ yêu cầu các đơn vị, các Sở phải tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2018 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, trong đó tập trung vào việc xây dựng và triển khai chủ đề hành động của đơn vị, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ theo mục tiêu đề ra; tăng cường đôn đốc, kiểm tra, khắc phục tình trạng trì trệ trong quá trình triển khai nhiệm vụ.
Cùng với đó, quán triệt cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm kỷ cương hành chính, kỷ luật lao động, khẩn trương tập trung giải quyết, xử lý công việc ngay từ ngày làm việc đầu tiên, đặc biệt là những công việc tồn đọng, chậm tiến độ do nghỉ Tết. Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc. Tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính. Không sử dụng xe công đi lễ hội trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ. Lãnh đạo các đơn vị không tham dự lễ hội nếu không được cấp có thẩm quyền phân công.
Với tư cách là cơ quan quản lý, Bộ cũng yêu cầu các đơn vị, các Sở đẩy mạnh công tác quản lý và tổ chức lễ hội, bảo đảm tiết kiệm, văn minh, lành mạnh; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; giáo dục truyền thống, khơi dậy giá trị tốt đẹp, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”; không tổ chức lễ hội có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam; không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; rà soát, chấn chỉnh việc khai ấn, phát ấn không đúng với nguồn gốc lịch sở, hồ sơ của di tích và lễ hội.
Phối hợp với các cơ quan liên quan quản lý chặt chẽ các hoạt động dịch vụ, ngăn chặn tình trạng tăng giá, chèo kéo, ép khách tại các điểm du lịch, lễ hội; không bán vé, thu tiền tham dự lễ hội.
Và cuối cùng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm, công khai trên các phương tiện thông tin về những hành vi tiêu cực tại các lễ hội, các điểm du lịch.
Đây đều là những vấn đề nóng, có nhiều tồn tại cần khắc phục trong thời gian qua và được dư luận xã hội quan tâm; nhất là trong dịp đầu năm mới, khi mùa lễ hội, du xuân đã thực sự bắt đầu. Bởi vậy, công văn của Bộ trưởng Bộ VHTTDL được đánh giá là kịp thời, để giúp ngành văn hóa chấn chỉnh các hoạt động này, góp phần hạn chế những mặt tiêu cực, phát huy những mặt tích cực, những giá trị văn hóa, tâm linh đích thực.
Bình luận
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết