Laocaitv.vn - Với đa số học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số, Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh đặc biệt chú trọng việc gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống, trong đó có nhạc cụ dân tộc, qua đó nuôi dưỡng tâm hồn âm nhạc cho các em.
Laocaitv.vn - Với đa số học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số, Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh đặc biệt chú trọng việc gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống, trong đó có nhạc cụ dân tộc, qua đó nuôi dưỡng tâm hồn âm nhạc cho các em.
Từ quê hương Bắc Hà, đến với ngôi Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh, em Thu Giang mang theo cây sáo truyền thống của dân tộc mình. Tại đây, tình yêu với âm nhạc truyền thống của em tiếp tục được nuôi dưỡng.
Em Thu Giang và cây sáo truyền thống của dân tộc.
Em Vàng Thị Thu Giang, lớp 11C3, Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Lào Cai chia sẻ: “Các thầy cô biết em có khả năng chơi sáo đã cho em vào Câu lạc bộ xung kích của nhà trường, từ đó em được tập với nhiều anh chị và nhiều bạn ở trong đội văn nghệ, được đi diễn ở nhiều chương trình lớn của tỉnh”.
Cô giáo Quách Thị Thuý Hồng, Bí thư Đoàn Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Lào Cai cho biết: “Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã có những cuộc khảo sát để cho những em học sinh có năng khiếu và mong muốn học về lĩnh vực âm nhạc được xếp ở những lớp tự chọn về âm nhạc. Trong các buổi học ở nhà trường, vào các tiết 4 buổi chiều, các em học sinh được tham gia các câu lac bộ, trong đó có câu lac bộ về âm nhạc, về các loại nhạc cụ để các em phát huy được năng lực và sở thích, đam mê”.
Cùng với sáo Mông, nhiều loại nhạc cụ truyền thống khác như trống, chuông, kèn môi hay kèn pí lè được các em trong đội văn nghệ của nhà trường chơi thành thạo. Nhờ vậy, trong các chương trình văn nghệ của nhà trường luôn có những tiết mục hoà tấu nhạc cụ dân tộc đặc sắc.
Đưa nhạc cụ dân tộc vào học đường để giữ gìn bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
Em Lò Thị Hồng Tươi, lớp 12C3, Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Lào Cai chia sẻ: “Mỗi khi chúng em được biểu diễn các tiết mục nhạc cụ truyền thống này thì em cảm thấy rất vui và hào hứng khi mà mình có thể truyền tải được văn hoá của nhiều dân tộc đến với mọi người”.
Mỗi dân tộc đều có một nhạc cụ riêng, là biểu trưng trong đời sống văn hóa tinh thần. Việc đưa nhạc cụ dân tộc vào học đường giúp các em biết trân trọng, giữ gìn bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Nguyễn Huyền – Đình Hiếu
Bình luận
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết