Laocaitv.vn - Nếu Trung Quốc "ăn miếng trả miếng" tăng thuế khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ từ 10% lên 25%, ngành xuất khẩu này của Mỹ sẽ bị giáng cú đòn mạnh mẽ, song một quốc gia lại đang chờ được hưởng lợi từ điều này.
Laocaitv.vn - Nếu Trung Quốc "ăn miếng trả miếng" tăng thuế khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ từ 10% lên 25%, ngành xuất khẩu này của Mỹ sẽ bị giáng cú đòn mạnh mẽ, song một quốc gia lại đang chờ được hưởng lợi từ điều này.
Cơ sở khai thác khí đốt tự nhiên của Australia do Woodside Petroleum vận hành. Ảnh: Woodside Petroleum
Theo hãng tin RT (Nga), Australia sẵn sàng lấp đầy chỗ trống cho Trung Quốc, trong bối cảnh ngành khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của nước này đang phát triển mạnh như vũ bão. Năm 2018, Trung Quốc đã nhập khẩu 23 triệu tấn LNG của Australia, tương đương với 42% tổng sản lượng xuất khẩu của nước này. Con số này có thể còn tăng lên.
Xuất khẩu LNG của Mỹ sang Trung Quốc đã giảm 80% trong tài khóa này so với cùng kỳ năm ngoái. Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa tăng thuế đối với lượng hàng hóa trị giá 325 tỷ USD của Trung Quốc đã khiến cường quốc châu Á đáp trả bằng việc nâng thuế 25% đối với các mặt hàng nhập khẩu của Mỹ bắt đầu từ ngày 1/6.
Các nhà sản xuất LNG tại Mỹ cùng với các nhà xuất khẩu LNG lớn khác sẽ phải nín thở nghe ngóng xem những biện pháp đánh thuế quan này tác động thế nào đến sự phát triển của nhà máy sản xuất khí đốt tự nhiên - đặc biệt là các dự án trong tương lai trong công trình hoặc đang chờ phê duyệt.
Trung Quốc dự kiến tăng nhập khẩu từ 53 triệu tấn LNG năm 2018 lên gần 93 triệu tấn vào năm 2025 – trong bối cảnh nước này chuyển dịch bền vững để trở thành nước nhập khẩu khí đốt lớn nhất thế giới.
“Tựu trung, đó là một tín hiệu tích cực cho thị trường LNG Australia”, chuyên gia năng lượng Saul Kavonic tại ngân hàng đầu tư Credit Suisse cho biết. Ông nhận định: “Ngành LNG của Mỹ là đối thủ cạnh tranh của Australia, vì vậy các biện pháp tăng thuế trên sẽ đánh bật đối thủ chính của Australia ra khỏi thị trường”. Ông Kavonic cho rằng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung làm gia tăng khả năng các khách hàng Trung Quốc muốn ký kết hợp đồng giao thương thời hạn 20 năm.
Nghiên cứu của công ty hóa chất Wood Mackenzie còn dự báo mức đầu tư tăng 200 tỷ USD trong các dự án phát triển LNG mới - với nhiều cơ sở sản xuất có sản lượng khoảng 90 triệu tấn - dự kiến đạt được cam kết đầu tư cuối cùng trong hai năm tới. Theo Wood Mackenzie, phần lớn hoạt động phát triển LNG mới trên dự kiến diễn ra tại Mỹ.
Ông Trump đã kỳ vọng nâng vị thế của Mỹ như một nhà xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới. Những dự án xây dựng trên nhằm hỗ trợ cho sự bùng nổ năng lượng đá phiến của nước này. Mỹ là nước xuất khẩu LNG tăng trưởng nhanh nhất thế giới và giới chuyên gia dự báo Washington sẽ xếp sau Qatar và Australia vào cuối năm nay. Hoạt động xuất khẩu LNG của Mỹ tăng 53% năm 2018 so với năm trước đó.
Các dự án phát triển của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ tiếp tục gia tăng sản lượng xuất khẩu của ngành LNG Mỹ, sẽ sớm biến quốc gia này trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới. Tuy nhiên, Trung Quốc lại là khách hàng LNG lớn, hiện là nước nhập khẩu LNG thứ hai thế giới sau Nhật Bản.
Trong khi động thái đe dọa nâng thuế mới nhất từ Chính phủ Mỹ là nghiêm trọng, cuộc chiến tranh thương mại rộng lớn hơn sẽ gây tác động lớn hơn – đặc biệt đối với những dự án phát triển khí đốt tự nhiên dài hạn.
Công ty nghiên cứu về thị trường năng lượng Rystad Energy dự báo khối lượng xuất khẩu LNG của Mỹ sẽ tăng gần gấp 4 lần trong vài năm tới, dựa trên các dự án được phê duyệt gần đây. Rystad Energy cho rằng một số dự án phát triển đắt tiền hơn có thể phải chật vật để đưa ra những điều khoản cạnh tranh cho khách hàng cũng như gây tác động đến các dự án nhằm vào xuất khẩu của Trung Quốc.
Ông Sindre Knuttson, nhà phân tích khí đốt tại Rystad Energy, chỉ ra tập đoàn Cheniere Energy của Mỹ chính là một nạn nhân rõ rệt của cuộc thương chiến. Cheniere đã ký hợp đồng thời hạn 20 năm để bán 2 triệu tấn LNG mỗi năm cho công ty Sinopec của Trung Quốc bắt đầu từ năm 2013. Tuy nhiên, thỏa thuận này đang bị đình chỉ.
Bình luận
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết